Quy định theo từng quốc gia Wikipedia:Phạm vi công cộng

Tóm tắt: Việc công bố lần đầu tiên là quan trọng, nhưng rất khó xác định.Xem thêm Commons:LicensingBản quyền không thuộc Hoa Kỳ.

Vì thời hạn bản quyền là do luật pháp từng quốc gia quy định, tồn tại một số trường hợp đặc biệt đáng chú ý, đặc biệt đối hình chụp. Những trường hợp này là vấn đề thú vị đối với Wikipedia nếu tác phẩm đó không được công bố tại Hoa Kỳ, vì khi đó, luật pháp của quốc gia gốc phải được xem xét đến. Có rất nhiều các thẻ quyền hình ảnh theo từng quốc gia chỉ để phục vụ cho mục đích này; xem danh sách các thẻ quyền hình ảnh. Tuy nhiên, đã thuộc phạm vi công cộng tại quốc gia gốc không đương nhiên có nghĩa là tác phẩm đó cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ không tuân theo "quy định thời hạn ngắn hơn". Khi những thẻ quyền theo từng quốc gia này được sử dụng tại bất cứ nơi đâu, chúng nên đi cùng với một lời giải thích có cơ sở về việc tại sao hình ảnh đó được cho là cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ (Nhớ rằng Wikipedia chủ yếu tuân theo pháp luật Hoa Kỳ!).

Một số ví dụ về pháp luật của từng nước cụ thể là:

  • Tại Úc, bản quyền đối với hình chụp đã công bố được chụp trước ngày 1 tháng 5, 1969 sẽ hết hạn sau 50 năm từ khi tạo ra (Đối với hình chụp sau đó, nó hết hạn sau 50 năm từ khi được công bố lần đầu tiên). Do Thỏa thuận Thương mại Tự do Úc-Hoa Kỳ (AUSFTA), một bộ luật mới bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1, 2005, kéo dài thời hạn bản quyền (cũng áp dụng cho hình chụp) nói chung thành 70 năm sau khi tác giả mất, nhưng không áp dụng cho những tác phẩm mà bản quyền của chúng đã hết hạn trước đó. Bất kỳ hình ảnh nào được tạo ra trước ngày 1 tháng 1, 1955 do đó thuộc phạm vi công cộng tại Úc. Điều tương tự cũng áp dụng cho các tác phẩm khác, được bảo hộ 50 năm sau khi tác giả mất trước ngày 1 tháng 1, 2005: bất kỳ tác phẩm nào công bố trước năm 2005 mà tác giả đã mất trước ngày 1 tháng 1, 1955 sẽ thuộc phạm vi công cộng tại Úc. Xem Infosheet G-23: Thời hạn Bản quyền của Ủy bản Bản quyền Úc. Những quy định này thậm chí còn áp dụng cho những tác phẩm mà chính phủ giữ bản quyền, tức là những tác phẩm thuộc Bản quyền Hoàng gia (Có tiêu bản {{PD-Australia}} để ghi thẻ những hình như vậy). Xem thêm thời hạn bản quyền tại Úc.
  • Tại Canada, bất kỳ hình chụp nào được tạo ra (không phải công bố!) trước ngày 1 tháng 1 năm 1949 không thuộc Bản quyền Hoàng gia sẽ thuộc phạm vi công cộng. Đây là kết quả của Bill C-32: Đạo luật sửa đổi Đạo luật Bản quyền của Canada, thay thế cho quy định cũ về hình chụp ("bản quyền hết hạn 50 năm sau ngày tạo ra tác phẩm") thành 50 năm sau khi tác giả mất, nhưng áp dụng bất hồi tố đối với các tác phẩm đã thuộc phạm vi công cộng vào trước ngày luật có hiệu lực, 1 tháng 1, 1999 (xem ở cuối). Wikipedia có tiêu bản {{PD-Canada}} dùng để ghi thẻ các hình như vậy.

Để có danh sách đầy đủ các quy định hiện tại tại nhiều quốc gia, xem Wikipedia:Bản quyền theo quốc gia. Trang này có thể giúp xử lý các trường hợp như vậy. UNESCO cũng có một tập luật bản quyền của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với các tác phẩm (hình chụp hoặc những thứ tương tự, nhưng ngoại trừ bản thu thanh thực hiện trước ngày 15 tháng 2, 1972) không công bố tại Hoa Kỳ, các quy định được áp dụng:

Nếu tác phẩm thuộc phạm vi công cộng tại quốc gia gốc vào ngày 1 tháng 1, 1996, nó thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ (thậm chí nếu nó được công bố sau năm 1927, nhưng chỉ nếu nó không được đăng ký bản quyền tại Phòng Bản quyền Hoa Kỳ).

Ngày 1 tháng 1, 1996 là ngày áp dụng luật phục hồi bản quyền của Đạo luật Thỏa thuận vòng Uruguay của Hoa Kỳ (URAA)[13]. URAA hiện thực TRIPS, một phần của Uruguay Round của thỏa thuận GATT, trong luật Hoa Kỳ. URRA được soạn thảo cô đọng trong luật pháp Hoa Kỳ tại 17 USC 104A. Nó có tác dụng tự động phục hồi bản quyền của những tác phẩm vẫn còn được bảo hộ bản quyền tại quốc gia gốc nhưng bản quyền của nó đã mất hiệu lực ở Hoa Kỳ do sự không tương thích với các thủ tục mang tính kỹ thuật như đăng ký hợp lệ với Phòng Bản quyền Hoa Kỳ hoặc nó không được bảo hộ tại Hoa Kỳ do thiếu các thỏa thuận quốc tế hoặc song phương với quốc gia gốc. Vì những tác phẩm đã thuộc phạm vi công cộng tại quốc gia gốc trước ngày 1 tháng 1, 1996 không đủ điều kiện để phục hồi bản quyền, những tác phẩm như vậy vẫn thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong những trường hợp áp dụng luật bản quyền Liên bang Hoa Kỳ (17 USC). Có một số trường hợp đặc biệt là đối tượng của luật tiểu bang, trong đó có thể áp dụng các luật khác (xem bản thu thanh ở dưới). Nếu quốc gia gốc trở thành thành viên của Công ước Berne hoặc hai hiệp ước WIPO hoặc WTO chỉ sau ngày 1 tháng 1, 1996, thì vẫn áp dụng URRA và ngày có hiệu lực sớm nhất của quốc gia đó đối với bất kỳ hiệp ước hoặc tổ chức nào trong số đó phải được lấy làm ngày như ngày phục hồi bản quyền URRA thay vì ngày 1 tháng 1, 1996.

Trong các trường hợp trên, nó có nghĩa là:

  • Các hình chụp của Úc chụp trước ngày 1 tháng 1, 1946, không công bố tại Hoa Kỳ, và không đăng ký bản quyền tại Hoa Kỳ, đều thuộc phạm vi công cộng tại Úc và Hoa Kỳ.
  • Các tác phẩm công bố lần đầu tại Úc mà tác giả của nó đã mất trước ngày 1 tháng 1, 1946 và không đăng ký bản quyền tại Hoa Kỳ cũng thuộc phạm vi công cộng tại Úc và Hoa Kỳ.
  • Các hình chụp của Canada chụp trước ngày 1 tháng 1, 1946, không phải là đối tượng của bản quyền Hoàng gia, không được công bố tại Hoa Kỳ, và không đăng ký bản quyền tại Hoa Kỳ sẽ thuộc phạm vi công cộng tại Canada và Hoa Kỳ.

Ngoài ra, vì quy định điều khoản ngắn hơn, những hình chụp như vậy rất có thể thuộc phạm vi công cộng tại châu Âu và tại Nhật Bản, trừ khi nó được công bố ở đó (đối với EU, nó thậm chí có thể áp dụng ngưỡng 1955 và 1949).

Khó khăn rõ nhất ở đây là chứng minh được rằng một tác phẩm cụ thể thực sự không công bố tại Hoa Kỳ, đặc việt khi xem xét các tác phẩm của người Canada. Thậm chí tệ hơn, một người phải chứng minh rằng tác phẩm thật sự được phát hành lần đầu tại Úc hoặc Canada. Nếu nó đã được công bố tại Hoa Kỳ, toàn bộ sự cẩn trọng về thời hạn bản quyền tại các quốc gia khác không còn tác dụng—tác phẩm là có bản quyền tại Hoa Kỳ (trừ khi nó được công bố trước năm 1927, hoặc trong một số trường hợp cụ thể hơn, xem "tác phẩm đã công bố" ở dưới). Nếu tác phẩm được công bố tại một quốc gia thứ ba nào đó—như Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland—thì quốc gia thứ ba đó là quốc gia gốc, và do đó, tác phẩm đó phải theo các điều luật bản quyền của quốc gia đó để xác định bản quyền của tác phẩm đã hết hạn hay chưa trước ngày 1 tháng 1, 1996. Cũng có các vấn đề khác nữa:

  • Nếu một tác phẩm có nhiều quốc gia gốc vì nó được công bố ở nhiều quốc gia trong vòng 30 ngày, hiện vẫn không rõ sẽ áp dụng luật nào. Rất có thể là bản quyền của tác phẩm phải hết hạn tại tất cả các quốc gia đó vào ngày 1 tháng 1, 1996 để nó có thể thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ.
  • Hiện hoàn toàn không rõ làm thế nào các bộ luật hồi tố tác động đến quy định này. Sẽ ra sao nếu một tác phẩm đã thuộc phạm vi công cộng tại quốc gia gốc vào ngày 1 tháng 1, 1996 nhưng quốc gia đó sau đó điều chỉnh luật bản quyền khiến cho bản quyền của tác phẩm lại được bắt đầu lại?

Tóm lại, các điều luật tại Hoa Kỳ đối với tác phẩm phát hành ở nước ngoài như sau:

  • Nếu tác phẩm được công bố trước năm 1927, nó thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ[1] (với ngoại lệ cho các tác phẩm được công bố mà không có ghi chú bản quyền, xem chú thích.)
  • Nếu tác phẩm được công bố từ năm 1927 đến 1995 (cả năm) và không có bản quyền tại quốc gia của nó vào năm 1996, nó thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ.
  • Các trường hợp khác, nếu tác phẩm được công bố trước năm 1978, nó được giữ bản quyền tại Hoa Kỳ trong vòng 95 năm sau lần công bố gốc (tức là ít nhất là cho đến 1927 + 95 = 2022), và nếu nó được phát hành vào năm 1978 về sau, tác phẩm được giữ bản quyền cho đến 70 năm sau khi cái chết của (đồng) tác giả.

Trong khi tác giả của hình chụp thường được xác định dễ dàng, thì việc xác định một tấm ảnh cụ thể được công bố lần đầu ở đâu và khi nào còn khó hơn. Nói cho chặt chẽ một người cũng phải xác minh rằng một tác phẩm không thuộc Hoa Kỳ không được điều chỉnh bởi bản quyền tại Hoa Kỳ theo hiệu lực của một số thỏa thuận song phương của Hoa Kỳ và quốc gia nước ngoài (xem và "Circular 38a" trong "liên kết ngoài" ở dưới). Các thẻ phạm vi công cộng theo từng quốc gia do đó phải được dùng với sự cẩn trọng rất cao.

Bản quyền Hoàng gia

Tóm tắt: Bản quyền Hoàng gia Vương quốc Anh, nếu hết hạn, có hiệu lực trên toàn thế giới.

Bản quyền Hoàng gia là một dạng bản quyền đặc biệt đối với các tác phẩm của chính quyền (là các tác phẩm do nhân viên của cơ quan chính quyền thực hiện khi đang thực hiện công vụ) tồn tại ở Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland và các nước khác trong Vương quốc Thịnh vượng chung. Bản quyền Hoàng gia đối với tác phẩm đã công bố thường có thời hạn là 50 năm kể từ khi công bố lần đầu tiên (điều này không chỉ áp dụng tại Vương quốc Anh mà còn tại các nước như Canada hay Úc). Khi bản quyền Hoàng gia của một tác phẩm hết hạn tại quốc gia gốc, tác phẩm đó sẽ thuộc phạm vi công cộng tại quốc gia đó, nhưng nó có thể còn được giữ bản quyền tại các quốc gia đã ký kết Công ước Berne khác vì những quốc gia này có luật riêng của họ, có thể có thời hạn bản quyền dài hơn và thậm chí không biết đến khái niệm "bản quyền Hoàng gia" (xem Sterling 1995 ở phía cuối, phần có tựa đề "Protection of Crown copyright in other countries").

Một ngoại lệ đối với điều này là Bản quyền Hoàng gia Vương quốc Anh. Mặc dù các tác phẩm của Anh có bản quyền Hoàng gia đã hết hạn có thể vẫn được giữ bản quyền tịa nơi khác, Văn phòng Thông tin Lĩnh vực Công chúng của Anh (Office of Public Sector Information - OPSI), nơi quản lý tất cả các quyền tác giả Hoàng gia trên danh nghĩa người nắm giữ bản quyền Hoàng gia Anh), đã công bố rõ ràng trong một e-mail gửi đến Wikipedia rằng họ xem thời hạn bản quyền Hoàng gia Anh là áp dụng trên toàn thế giới.

Có một sơ đồ dòng chảy giải thích quy định chính xác đối với thời hạn Bản quyền Hoàng gia Anh. Đối với hình chụp, luật quy định là:

  • Đối với hình chụp trước ngày 1 tháng 6, 1957, bản quyền Hoàng gia hết hạn sau 50 năm từ ngày tạo ra hình ảnh. Những hình chụp như vậy do đó thuộc phạm vi công cộng.
  • Đối với hình ảnh được chụp sau ngày đó và được công bố trước ngày 1 tháng 8, 1989, Bản quyền Hoàng gia hết hạn sau 50 năm kể từ ngày công bố đầu tiên. Đối với hình chụp trong khoảng giữa hai ngày này, nhưng chỉ được công bố vào đúng hoặc sau ngày trong năm 1989, Bản quyền Hoàng gia hết hạn vào ngày 31 tháng 12, 2039.
  • Đối với hình chụp vào hoặc sau ngày 1 tháng 8, 1989, Bản quyền Hoàng gia hết hạn sau 125 năm kể từ ngày tạo ra hoặc 50 năm kể từ ngày công bố hình ảnh đầu tiên, tùy vào cái nào đến trước.

Có một tiêu bản {{PD-BritishGov}} dành để ghi thẻ những hình ảnh được công bố thuộc phạm vi công cộng theo những quy định này.

Tác phẩm của Liên Hiệp Quốc

Tóm tắt: tài liệu nghị viện (biên bản chính thức, như nghị quyết) và các tài liệu khác không dùng để bán đều thuộc phạm vi công cộng; các tài liệu LHQ khác đều được giữ bản quyền.

Các tác phẩm của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hoặc các cơ quan của nó nói chung đều được giữ bản quyền[7][14]. Tuy nhiên, để thuận lợi trong việc phổ biến, LHQ công khai loại trừ một số loại tác phẩm ra khỏi bản quyền chung và đưa chúng vào phạm vi công cộng: các tài liệu ghi chép mang tính nghị viện cũng như các tài liệu thông tin công cộng được phát hành với ký hiệu tài liệu của Liên Hiệp Quốc và không được đề nghị bán[14]. Những tài liệu như vậy đều thuộc phạm vi công cộng. Các tài liệu ghi chép mang tính nghị viện của LHQ bao gồm rất nhiều báo cáo chính thức do ban thư ký LHQ biên soạn và các biên bản chính thức của LHQ[15]. Các biên bản chính thức của LHQ là

"những ấn phẩm liên quan đến các biên bản lưu của các cơ quan hoặc hội nghị của Liên Hiệp Quốc. Chúng bao gồm các các biên bản nguyên văn hoặc tóm lược, các tài liệu và danh sách các tài liệu, được phát hành ở dạng phụ lục cho các biên bản đó, bao gồm các phụ trương định kỳ, như các biên bản theo quý của Hội đồng Bảo an; và các báo cáo của các cơ quan cấp dưới hoặc phân nhánh, các bản dịch các nghị quyết, một số bản báo cáo nhất định của Tổng thư ký, và các ấn phẩm chọn lọc khác"[16]

Nghị quyết Liên Hiệp Quốc do đó thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới. Về vấn đề hình ảnh, cần nhớ rằng LHQ có thể đưa các hình ảnh của bên thứ ba vào ấn phẩm của họ (dạng bản in, trên Internet, hoặc các hình thức khác) vì họ đã có được giấy phép sử dụng[14]. Hình ảnh từ bên thứ ba như vậy vẫn có bản quyền, thậm chí khi nó được phát hành trong một tài liệu LHQ thuộc phạm vi công cộng như đã nói ở trên. Chỉ có hình ảnh của chính Liên Hiệp Quốc xuất hiện trong các tác phẩm như vậy mới có thể được cho là thuộc phạm vi công cộng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Wikipedia:Phạm vi công cộng http://www.copyright.org.au/pdf/acc/InfoSheets/G02... http://www.city.vancouver.bc.ca/ctyclerk/archives/... http://www.parl.gc.ca/bills/government/C-32/C-32_4... http://www.lexum.umontreal.ca/conf/dac/en/sterling... http://www.baconsrebellion.com/Issues04/08-09/Dale... http://library.findlaw.com/1999/Jan/1/241476.html http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/getcase.pl?c... http://www.ladas.com/BULLETINS/2004/0304Bulletin/M... http://blog.librarylaw.com/librarylaw/2004/09/copy... http://www.openflix.com/information/non-US-copyrig...